16/10/22    3167
Thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ - Richard Mille được thành lập vào năm 1999 bởi ngài Richard Mille. Richard Mille sinh năm 1951 tại Draguignan, Pháp. Ông từng theo học ngành marketing và sau đó làm việc tại xưởng đồng hồ Anguenot. Sau khi Anguenot bị mua lại bởi nhà sản xuất máy bay Matra thì Richard Mille trở thành giám đốc bộ phận sản xuất đồng hồ của Matra vào năm 1981. Sau đó không lâu, vào năm 1999, Richard Mille đã tự thành lập ra một thương hiệu đồng hồ mới và ông đã lấy chính tên "Richard Mille" làm tên cho thương hiệu đồng hồ của mình.
Richard Mille-Người sáng lập ra thương hiệu đồng hồ Richard Mille
Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu đồng hồ Richard Mille luôn gắn liền với 3 tiêu chí: Tốt nhất trong đổi mới kỹ thuật; Tốt nhất về nghệ thuật và kiến trúc và Tốt nhất về di sản và văn hóa chế tạo đồng hồ tốt. Chính vì ba tiêu chí này, Richard Mille đã luôn đặt ra cho mình những mục tiêu đổi mới, đặc biệt là sự đổi mới trong vật liệu chế tác đồng hồ.
+ NTPT Carbon (NTPT viết tắt: North Thin Ply Technology)
NTPT Carbon là một vật liệu nhẹ, có khả năng chịu lực tốt và được ứng dụng trong thiết kế du thuyền, thậm chí vật liệu này còn được dùng trong ngành hàng không. Bởi những đặc tính vật lý vượt trội đó, các nhà chế tác đồng hồ của Riachard Mille đã quyết định gia công vật liệu này để tạo nên độ bóng cũng như độ phản chiếu vượt bậc cho lớp vỏ đồng hồ.
Một trong những mẫu đồng hồ điển hình của Richard Mille có lớp vỏ làm từ NTPT Carbon là chiếc đồng hồ RM 35-01 Rafael Nadal. Có thể thấy, RM 35-01 Rafael Nadal nổi bật với những đường vân gợn sóng trên lớp vở màu xám đen, những đường vân này được hình thành bằng cách phân chia các sợi carbon trên nhiều lớp NTPT Carbon song song.
+ TPT quartz
Với tinh thần “không ngủ quên trên chiến thắng”, các kỹ sư của Richard Mille đã tiếp tục phát triển một loại vật liệu độc quyền mới với mang tên “TPT quartz”. TPT quartz gồm hàng trăm lớp sợi thạch anh xếp chồng lên nhau với độ bền cực cao cùng khả năng chống chịu nhiệt độ tốt. Hơn nữa, nó không gây dị ứng, không bị vàng dưới ánh sáng mặt trời (UV) và nó có khả năng chống lại một loạt các hóa chất mà đồng hồ có thể gặp phải trong suốt thời gian sử dụng.
Để minh chứng cho sự vượt trội của chất liệu này, Richard Mille đã cho ra mắt chiếc đồng hồ RM 27-02 Rafael Nadal với thiết kế vỏ làm từ chất liệu TPT quartz.
+ Vàng NTPT carbon and Vàng TPT quartz
Sau TPT quartz, Richard Mille tiếp tục tạo ra chiếc đồng hồ làm từ Vàng NTPT carbon and Vàng TPT quartz, trong đó các lớp vàng TPT quartz và TPT được xen kẽ với hàng chục lớp lá vàng. Vật liệu này giúp tăng cường khả năng chống sốc của đồng hồ và được giới thiệu trong hai mẫu đồng hồ nữ RM 07-01 và RM 037.
+ Gốm đen TZP-N (TZP viết tắt: Tetragonal Zirconia Polycrystal)
Gốm đen TZP-N là một vật liệu siêu bền với bề mặt đen mịn tạo cảm giác thích thú khi chạm vào. Vật liệu này có mật độ thấp (6g trên cm3) kết hợp khả năng chống trầy xước và ăn mòn cực cao với hệ số dẫn nhiệt thấp.
Để minh chứng cho những đặc tính tuyệt vời của gốm đen TZP-N TZP, gốm đen TZP-N được Richard Mille sử dụng trong thiết kế vỏ của chiếc đồng hồ RM 68-01 Tourbillon - một phiên bản đồng hồ giới hạn chỉ 30 chiếc được cho sản xuất trên toàn thế giới, các họa tiết trên mặt số được vẽ bởi nghệ sĩ graffiti Cyril Kongo.
+ Gốm ATZ trắng
Gốm ATZ (Alumina Toughened Zirconia) là một vật liệu có màu trắng sáng, có khả năng chống xước cao. Gốm ATZ được Richard Mille sử dụng trong thiết kế của chiếc đồng hồ RM 011 Le Mans Classic.
+ Ống Nano Carbon
Vật liệu tiếp theo được Richard Mille sử dụng trong chế tác đồng hồ của thương hiệu đồng hồ này là các ống Nano Carbon. Được biết, các ống Nano Carbon này cung cấp độ bền cực cao (mạnh hơn thép hai trăm lần). Các cấu trúc Carbon hình trụ thu nhỏ này có khả năng hấp thụ các tác động mạnh hơn nhiều so với sợi Carbon truyền thống do cấu trúc của chúng với tỷ lệ thể tích bề mặt tuyệt vời. RM 27-01 Rafael Nadal chính là mẫu đồng hồ điển hình có thiết kế làm từ các ống Nano Carbon này.
+ Sợi Nano Carbon
Bên cạnh ống nano Carbon, Richard Mille cũng sử dụng sợi Nano Carbon mật độ cao để tạo ra tấm đế của một số chuyển động. Với độ bền và nhẹ đặc biệt, tấm đế được chế tác từ sợi Nano Carbon này giúp cho những chiếc đồng hồ của Richard Mille thu được kết quả đo thời gian tuyệt vời cho các chuyển động dựa trên tourbillon.
Trên đây là tổng hợp những vật liệu độc quyền tạo nên dấu ấn lịch sử của thương hiệu đồng hồ Richard Mille. Có thể nói, với sự ra mắt của những vật liệu mới này như một bước ngoặc quan trọng trong ngành chế tác đồng hồ Thụy Sĩ cũng như ngành đồng hồ thế giới. Nếu bạn yêu thích đồng hồ Richard Mille và muốn tìm hiểu thêm những thông tin về thương hiệu đồng hồ này, cùng thường xuyên truy cập http://bossluxurywatch.vn để cập nhật những tin tức mới nhất về thương hiệu đồng hồ cao cấp này nhé.
XEM THÊM
Nguồn: https://bossluxurywatch.vn
Bài viết xem nhiều
Bài viết cùng chuyên mục
Bài viết mới
Tin tức liên quan
Richard Mille bắt tay Ferrari, ra mắt RM 43-01 lấy cảm hứng từ động cơ SF90, giá từ 1,3 triệu USD.
Madam Pang - Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan - sở hữu nhiều đồng hồ Patek Philippe, Richard Mille,... với tổng giá trị…
Tròn một năm trước thềm khai mạc Thế vận hội mùa đông 2026, Omega trình làng phiên bản Seamaster sang trọng, song không được lòng…
Trong ngành chế tác đồng hồ luôn đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trong vài năm…
Với doanh thu ước tính 11,6 tỷ USD, chiếm tới 32 % thị phần thì thương hiệu đồng hồ Rolex tiếp tục khẳng định vị…
9 năm sau kiệt tác đồng hồ quả quýt Reference 57260, Vacheron Constantin trở lại với Les Cabinotiers The Berkley Grand Complication kèm 63 chức…
Coppyright © 2019 Boss Luxury Watch. All rights reserved. Designed by Tech5S