13/05/21    2183
Nhưng khi nói đến thương hiệu đồng hồ "đỉnh cao nhất"? Đó hoàn toàn là một vấn đề khác. Chúng ta đang nói đến việc sản xuất độc quyền những chiếc đồng hồ cơ học hoàn thiện bằng tay hạng nhất, được chế tác theo đúng cái cách mà ta thường tưởng tượng về quá trình chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ: hình ảnh nghệ nhân gập người, kính lúp dán vào mắt, nhíp cầm trên tay, miệt mài tạo nên những bộ phận nhỏ xíu.
Ngày nay, các thành phần nhỏ bé của đồng hồ đã có thể được “gia công thô” bằng các máy điều khiển bằng máy tính, nhưng việc đánh bóng, lắp ráp và điều chỉnh tinh vẫn được thực hiện thủ công một cách cẩn thận và chỉ có 5 thương hiệu mới có thể làm điều đó. Họ chính là Patek Philippe, Vacheron Constantin, Jaeger-LeCoultre, Audemars Piguet và Girard-Perregaux. Trong hơn một thế kỷ, mỗi chiếc đồng hồ rời từ xưởng của những thương hiệu này đều sở hữu sự sang trọng thuần túy. Trong bài viết dưới đây, Boss Luxury sẽ cùng bạn khám phá điều gì đã khiến 5 thương hiệu này trở thành "Big Five" của ngành đồng hồ Thụy Sĩ.
Nếu Rolex là thương hiệu mà những người mới bước vào thế giới đồng hồ đều mong muốn, thì Patek Philippe là thương hiệu được khao khát nhất. Trong 175 năm hoạt động, thương hiệu đồng hồ Patek Philippe đã vượt qua các cuộc chiến tranh thế giới, suy thoái và gần như sụp đổ trong thời kỳ Đại suy thoái để trở thành thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ danh tiếng nhất thế giới, với slogan huyền thoại: “Bạn không bao giờ thực sự sở hữu một chiếc Patek Philippe. Bạn chỉ đơn thuần là gìn giữ nó cho thế hệ sau”.
Được thành lập bởi ngài Antoni Patek và Jean Adrien Philippe, thương hiệu Patek Philippe luôn tuân theo mục tiêu là tạo ra những chiếc đồng hồ đẹp và có giá trị nhất trên thế giới. Trong quá trình này, hãng đã đi tiên phong trong việc tạo núm vặn lên dây cót, tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay Thụy Sĩ đầu tiên (dành cho nữ bá tước) và thành thạo chế tạo mọi “tính năng” tinh xảo của đồng hồ - minh chứng là chiếc đồng hồ bỏ túi Calibre 89 sở hữu tới 33 tính năng phức tạp.
Patek Philippe cũng nổi lên như một trong những công ty tiên phong hàng đầu của công nghệ silicon, thay thế các thành phần kim loại dễ bị ảnh hưởng bởi từ tính hay chất bôi trơn.
Không gì có thể ngăn được thương hiệu Vacheron Constantin sản xuất đồng hồ hàng năm kể từ năm 1755. Là "đối thủ duy nhất" của Patek Philippe, Vacheron Constantin luôn tạo nên những mẫu đồng hồ mang đậm phong cách cổ điển, những mẫu đồng hồ lấp lánh và thậm chí là những thiết kế thể thao đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, cho đến cùng, danh tiếng của Vacheron Constantin được xây dựng trên lịch sử chếc tác đồng hồ đặc biệt phức tạp.
Vacheron Constantin hiện đang giữ kỷ lục trong việc chế tác chiếc đồng hồ phức tạp nhất từng được sản xuất - Ref 57260 ra mắt năm 2015, với 57 tính năng phức tạp. Giống như Patek Philippe, đồng hồ của Vacheron Constantin mang tính quốc tế hơn so với các đồng hồ cùng thời - phần lớn là do thương hiệu tiếp tục có chỗ đứng ở trung tâm của Geneva, thay vì những ngọn núi Jura xa xôi.
Chính tại đó, trên một hòn đảo ở sông Rhône, ngài Jean-Marc Vacheron đã mở xưởng sản xuất của mình vào năm 1755. Vẫn là ngôi nhà tinh thần của thương hiệu, cơ sở sản xuất và trụ sở chính nay đã được chuyển đến một nơi hoàn toàn khác: một tòa nhà siêu kiến trúc của Bernard Tschumi vào năm 2004, ở vùng ngoại ô công nghiệp của Geneva - ngay cạnh cơ sở của Patek Philippe.
Thuộc sở hữu hoàn toàn của Tập đoàn Richemont, Vacheron Constantin luôn là một "thợ săn vĩ đại" theo đúng nghĩa đen, là bậc thầy chế tác những tính năng phức tạp cao cấp cũng như là bậc thầy trong nghề thủ công trang trí.
Nằm trên bờ Lac de Joux, quang cảnh từ các xưởng sản xuất của Jaeger-LeCoultre hầu như không thay đổi kể từ khi ngài Antoine LeCoultre định cư tại chính địa điểm này cách đây 180 năm. Thực tế là Jaeger-LeCoultre không bắt đầu sản xuất đồng hồ của riêng mình mà là chế tạo bộ máy cơ khí bên trong.
Tuy nhiên, những “bộ máy" này lại là những điều tốt nhất để mở đường cho sự có mặt của những chiếc đồng hồ sau này. Bộ máy cũng như các mặt số và bộ vỏ đồng hồ đều được tạo ra bên dưới một mái nhà, bắt đầu từ những kim loại thô, đòi hỏi trình độ thành thạo 180 kỹ năng cá nhân để tạo thành những tác phẩm thực sự. Qua đó, Jaeger-LeCoultre xuất sắc khẳng định được danh xưng “Watchmaker's watchmaker” (người thợ trong số những người thợ chế tác).
Thương hiệu gia nhập "Big Five" nhờ vào việc chế tạo các tác phẩm kinh điển ngày càng đa dạng: từ Reverso thời Art Deco (có bộ trượt được tạo ra để tồn tại trong các trận đấu polo), bộ máy Calibre 101 nhỏ bé (được Nữ hoàng Elizabeth II đeo khi đăng quang năm 1953) đến sự phát triển của Gyrotourbillon - sử dụng bốn bộ cồng và búa để tạo lại tiếng chuông của tháp Big Ben.
Sinh ra và lớn lên tại thung lũng Vallee de Joux yên bình, ngài Jules-Louis Audemars và Edward Auguste Piguet đã cùng nhau hợp tác, đặt nền móng để xây dựng nên một đế chế huyền thoại, bền vững và độc lập cho tới nay ( đặc biệt vẫn tự hào phát triển dưới sự quản lý của gia đình Audemars)
Thương hiệu Audemars Piguet được biết đến nhiều nhất với việc phát minh ra chiếc đồng hồ thể thao bằng thép sang trọng Royal Oak với bộ vỏ hình bát giác mang tính biểu tượng vào năm 1972. Chiếc đồng hồ này còn đắt hơn cả vàng khi mới ra mắt, do yêu cầu gia công phức tạp cho tất cả các đường cong, các cạnh và dây đeo tích hợp của đồng hồ. Nhưng sau tất cả, Royal Oak trở thành một chiếc đồng hồ cổ điển bán chạy nhất.
Chiếc đồng hồ Royal Oak được thiết kế bởi nghệ nhân Gérald Genta. Nhưng chỉ cần nhìn vào cách AP kết hợp thiết kế tuyệt đẹp với các tính năng bấm giờ, lịch, điểm chuông hoặc tourbillon và đôi khi với cả bốn tính năng cũng đủ thế tầm nhìn của thương hiệu. Với phiên bản Offshore được cải tiến, nâng cấp vào năm 1994, Royal Oak cũng đã phát minh ra xu hướng “đồng hồ ngoại cỡ” vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Cho dù bạn có cho rằng Girard-Perregaux quá “nhỏ bé” để có thể sánh ngang với những ông trùm ở trên thì có một điều bạn sẽ không thể chối cãi: thương hiệu này sở hữu một bề dày lịch sự không bị phá vỡ từ năm 1791. Girard-Perregaux đã tạo nên những bộ máy được hoàn thiện thủ công theo tiêu chuẩn đẳng cấp. Đến nay, thương hiệu cũng đã làm chủ được mọi tính năng lớn cũng như đi tiên phong trong một vài tiêu chuẩn của riêng mình. Đã có thời điểm đồng hồ Laureato hình bát giá của Girard-Perregaux cũng được đứng cạnh đồng hồ Nautilus hay Royal Oak vào những năm 1970, khi đồng hồ thể thao bằng thép sang trọng bùng nổ trên thị trường.
Girard-Perregaux chính là thương hiệu đầu tiên sản xuất hàng loạt đồng hồ quartz ở Thụy Sĩ, thiết lập tần số dao động tiêu chuẩn hiện tại của bộ máy quartz là 32.768Hz. Nhưng đồng thời, Girard-Perregaux cũng là một trong những công ty đầu tiên đột ngột dừng tất cả Nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực đồng hồ quartz để quay trở lại với nghề thủ công cơ khí - vào năm 1981, khi nghề thủ công của Thụy Sĩ đang ở thời kỳ suy thoái thấp nhất.
Sản phẩm mang tính biểu tượng nhất của Girard-Perregaux là chiếc đồng hồ bỏ túi thế kỷ 19 Tourbillon with Three Gold Bridges: với hộp cót, hộp số và cỗ xe tourbillon được treo trên mỗi cây cầu nối vàng được điêu khắc tinh xảo. Cho đến nay, chiếc Three Gold Bridges sở hữu nhiều phiên bản mới từ thanh mảnh, đồng hồ lặn đến nhiều phiên bản cổ điển hiện đại khác.
XEM THÊM:
Nguồn: https://bossluxurywatch.vn/
Bài viết xem nhiều
Bài viết cùng chuyên mục
Bài viết mới
Tin tức liên quan
Piaget đưa tinh hoa hội họa của Andy Warhol vào chiếc đồng hồ cùng tên, lần đầu tích hợp bộ máy tự động và dịch…
Piaget và Chopard mang về ba tượng vàng GPHG 2024, nối dài thành tích tại giải thưởng danh giá của ngành đồng hồ.
Vacheron Constantin Metiers d'Art Year of the Snake ra mắt mừng năm Ất Tỵ 2025, kết hợp nghệ thuật chạm khắc, tráng men, khắc họa…
Chopard Alpine Eagle 41 XP Time For Art là chiếc đồng hồ Alpine Eagle duy nhất có mặt số ghép dán thủ công, được thương…
Thương hiệu Thụy Sĩ Vacheron Constantin đưa hình thêu "Hải thủy Giang nhai" trên long bào, quan phục triều Minh - Thanh, Trung Quốc lên…
Cuối năm là thời điểm để điểm lại và vinh dinh những chiếc đồng hồ sáng tạo và nổi bật. Tại Grand Prix d'Horlogerie de Genève…
Coppyright © 2019 Boss Luxury Watch. All rights reserved. Designed by Tech5S