04/07/20    2171
Chân kính có tên tiếng anh là Jewel
Một bộ máy của đồng hồ cơ khí cấu thành bởi các bộ phận chuyển động khác nhau ví dụ như: bánh xe, hộp số và bánh răng. Các bộ phận này được xoay trên các trục (một trục thẳng đứng cắt ngang bánh xe). Chẳng hạn, trục thứ tư của một chiếc đồng hồ quay đủ một vòng quay trên trục của nó mỗi phút, tương đương nó sẽ quay 1440 vòng/ngày và 525600 vòng/năm. Tuy nhiên, đó cũng chưa phải là bánh xe nhanh nhất của một mẫu đồng hồ… Vì vậy, bạn hãy tưởng tượng các lực tác động trên các trục của một bánh xe như vậy lớn như thế nào, thậm chí ngay cả khi nó nhỏ và nhẹ. Và đây cũng là lí do vì sao nó lại gây hại cho việc chèn trực tiếp nhữn trục bánh xe vào tấm khung của bộ máy đồng hồ-những va chạm của kim loại với nhau.
Chân kính đóng vai trò rất quan trọng trong đồng hồ
Một số người sẽ hỏi, tại sao không sử dụng dầu bôi trơn, nhưng dầu bôi trơn hiện nay lại có tác động xấu hơn, nó làm chậm chuyển động của bánh xe- phá hỏng tính chính xác trên đồng hồ và tại 1 thời điểm nhất định, những bánh xe sẽ bị chặn. Và lúc này, chân kính đồng hồ với những viên đá quý chính là giải pháp hữu hiệu nhất.
Mặt cắt ngang của ổ trục đồng hồ trên những đồng hồ cơ
Trước khi phát minh ra chân kính đồng hồ với những viên đá quý được ra đời, sự ma sát giữa các ổ trục vòng bi và ác trục kim loại là mối quan ngại lớn nhất với những người chế tác đồng hồ bởi vì sự va chạm đó có thể gây ra những hư hại nghiêm trọng cho bộ máy đồng hồ, đặc biệt cùng với sự ăn mòn theo thời gian.
Đầu thế kỉ 18, nhà toán học – nhà thiên văn học Thụy Sĩ, ông Nicolas Fatio de Duillier đã phát minh ra 1 kĩ thuật khoan đá cứng với độ chính xác cao để sử dụng chúng như vòng bi trong đồng hồ cơ. Ban đầu, ngọc thạch lựu (rẻ hơn nhiều và chúng có sẵn hơn so với ruby), sapphire, hoặc thậm chí cả kim cương (được sử dụng ởi Abraham Louis Breguet) được sử dụng trong ổ trục đồng hồ. Nhưng vì khối lượng công việc để khoan đá quá nhiều khiến họ chỉ có thể sử dụng công nghệ này với những mãu đồng hồ cao cấp mầ thôi. Song qua nhiều năm, các khách hàng thích đá quý trong những chiếc đồng hồ cấu tạo phức tạp có xu hướng yêu cầu nhiều đá quý hơn. Cụ thể, để nhập khẩu máy đồng hồ vào Mỹ, còn phải có mọt điều khoản rõ ràng: “Số lượng đá quý, nếu có, được sử dụng làm vòng bi ma sát”.
Chân kính - Jewel
Cuối thế kỉ 18, nhà hóa học người Pháp Pierre Victor Louis de Verneuil đã phát minh ra quá trình nhiệt hạch, cho phép sản xuất chất corondum nhân tạo (sapphire hay ruby). Phát minh này đã cho phep sản xuất số lượng lớn các loại đá nhân tạo, thuần chất hơn so với những loại đá tự nhiên khiến cho chân kính đồng hồ có giá thành rẻ hơn nhiều. Đây cũng là thành tựu vượt bậc trong ngành chế tác đồng hồ.
Anti-shock by Kif Parechoc
Các trục và chân kính đồng hồ của bánh xe cân bằng (balance wheel) đặc biệt dễ vỡ. Đây là bộ phận dễ hỏng nhất của đồng hồ. Với hệ thống chống shock, chân kính đồng hồ được gắn trên lò xo cho phép chúng được thay đổi theo cài đặt của đồng hồ. Hệ thống chống shock incabloc, Kit hay Etachoc được sử dụng phổ biến từ các nhà máy sản xuất máy đồng hồ của Thụy Sĩ.
Nguồn: bossluxurywatch.vn
Bài viết xem nhiều
Bài viết cùng chuyên mục
Bài viết mới
Tin tức liên quan
Luôn trung thành với sự độc đáo và khéo léo của vị phi công lỗi lạc, năm nay Cartier tiếp tục cuộc phiêu lưu ấy…
Với sự ra mắt của Royal Oak Concept Flying Tourbillon kích thước 44mm này, lần đầu tiên bộ vỏ titan của chiếc đồng hồ phức…
Trong năm 2024, Richard Mille tiếp tục mang đến cho giới mộ điêu 2 phiên bản mới được tạo nên từ chất liệu Quartz TPT…
Chiếc đồng hồ Rm 027 Tourbillon ra mắt vào năm 2010 đánh đấu sự hợp tác giữa Richard Mille và tay vợt hàng đầu thế…
Louis Vuitton lần đầu tiên giới thiệu phiên bản Escale có thiết kế ba kim để chỉ giờ-phút-giây, mẫu đồng hồ được trang bị bộ…
Coppyright © 2019 Boss Luxury Watch. All rights reserved. Designed by Tech5S