11/07/21    2384
Đó cũng là lý do tại sao nhiều thương hiệu Thụy Sĩ đã gặp phải những khó khăn và tổn thất nặng nề. Vào những năm 1980, đồng hồ quartz là vua, điều đó được phản ánh qua số lượng những mẫu đồng hồ được ra đời trong thười điểm này. Tuy nhiên, đối một số thương hiệu khác, họ đã không ngừng nỗ lực phát triển theo cách riêng và dẫn đầu trong sự hồi sinh của đồng hồ cơ vào cuối những năm 1980.
Khi nói đến phong cách và thiết kế, những năm tám mươi là một thời kỳ đặc biệt. Thập niên 1980 thường nhắc đến với không nhiều dấu ấn trong phong cách thiết kế. Nhưng theo thời gian, giới sưu tầm lại càng đánh giá một số chiếc đồng hồ đặc trưng ra đời từ những năm 1980. Vì thế, có rất nhiều điều để Boss Luxury và bạn cùng khám phá những tác phẩm cổ điển đẹp từ những năm 1980.
Không nghi ngờ gì nữa, một trong những thương hiệu quan trọng trong những năm 1980 chính là Rolex. Giai đoạn này, thương hiệu tiếp tục tạo ra những phiên bản mới của những chiếc đồng hồ mang tính biểu tượng như Day-Date, Datejust và Submariner về cả kỹ thuật và thiết kế.
Vào giữa những năm 1980, Rolex cũng là một trong những thương hiệu đi đầu trong công cuộc hồi sinh ngành công nghiệp đồng hồ. Mối quan tâm mới đối với đồng hồ cơ học đã bắt đầu hình thành ở Ý với tình yêu dành cho những chiếc đồng hồ phi công bao gồm cả tính năng chronograph cổ điển. Nhưng không chỉ tập trung vào những chiếc đồng hồ Rolex Daytona cổ điển và Breitling Navitimer từ những năm 1960 và 70. Người Ý cũng yêu thích những mẫu đồng hồ mới, và dần dần, sự quan tâm đến đồng hồ cơ khí đã thúc đẩy doanh số bán hàng của Rolex và một số thương hiệu lớn khác.
Ngoài ra, những năm 1980 cũng là lúc đồng hồ cơ học trở thành một sản phẩm xa xỉ thực sự. Trước cuộc cách mạng đồng hồ quartz, đồng hồ cơ là loại đồng hồ đeo tay duy nhất bạn có thể mua. Nhưng sự xuất hiện của đồng hồ quartz với giá thành trẻ hơn đã đe dọa sự phát triển của đồng hồ cơ. Đồng hồ cơ trở thành sự lựa chọn có chủ ý khi nhiều người muốn mua một chiếc đồng hồ sang trọng từ một thương hiệu đắt tiền hơn.
Đồng hồ cơ bắt đầu tập trung sâu hơn vào lịch sử phong phú và sự khéo léo của họ hơn là sự thoải mái và tiện lợi nhanh chóng. Và chính những điều này đã đưa Rolex trở thành một trong những thương hiệu cao cấp hàng đầu trên toàn cầu, một vị trí mà hãng vẫn giữ vững cho đến ngày nay. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những chiếc đồng hồ tốt nhất của họ trong những năm 1980 ngay sau đây.
Hãy bắt đầu hành trình về những năm 1980 với chiếc Datejust bằng vàng và thép, với vành bezel khía, đi kèm mặt số vàng/sâm panh và dây đeo Jubilee. Đây là chiếc đồng hồ bạn nên chú ý nếu có ý định mua một chiếc Datejust.
Rolex đã phát hành phiên bản Datejust ref. 16233 vào năm 1988, và có nhiều cải tiến liên tục. Mẫu ref. 16233 được trang bị mặt kính tinh thể sapphire thay thế tinh thể acrylic đã được sử dụng trước đó. Ngoài ra, dòng 162xx mới cũng được trang bị bộ máy Rolex Calibre 3135 huyền thoại. Thế hệ ref.160xx trước đó thì sử dụng bộ máy Rolex Calibre 3035. Rolex đã giới thiệu Calibre 3135 vào năm 1988 sau khi sử dụng Calibre 3035 trong 11 năm.
Sự khác biệt lớn nhất giữa cả hai dòng đồng hồ là bộ máy mới có độ chính xác cao hơn, với tất cả các mẫu Datejust đều được chứng nhận của COSC. Ngoài ra, dự trữ năng lượng tăng từ 42 giờ lên 50 giờ.
Rolex cũng đã cải tiến cấu trúc của bộ máy với dây tóc parachrom, Breguet Overcoil và hệ thống bảo vệ chống sốc KIF. Nhớ thế, bộ máy này là một trong những bộ máy Rolex đáng tin cậy nhất từng được sản xuất, mang lại độ chính xác tuyệt vời và độ bền đáng kinh ngạc.
Khi nói đến dây đeo Datejust thì không thể không nhắc tới dây Jubilee. Thiết kế dây này trông đặc biệt ấn tượng khi kết hợp với chất liệu thép và mối nối rỗng bằng vàng. Trên hết, Jubilee đơn giản là một trong những chiếc dây đeo thoải mái nhất từng được sản xuất. Dây nhẹ nhẹ, trông tuyệt vời và cân đối hoàn hảo với chiếc đồng hồ 36mm.
Rolex Datejust ref. 16233 không chỉ là sự lựa chọn lý tưởng nếu bạn yêu thích phong cách thập niên 80 mà còn là một trong những mẫu Rolex đáng để sở hữu. Giá cho một chiếc Datejust ref. 16233 nằm trong khoảng từ 5000-6000 USD.
Mẫu Rolex Sea-Dweller ref. 16600 được giới thiệu vào năm 1988 và thay thế cho mẫu Sea-Dweller “Triple Six” Sea-Dweller ref. 16660. Nhưng thậm chí 30 năm sau, đây vẫn là một chiếc đồng hồ hiện đại. Bên cạnh đó, mẫu ref.16600 cũng là mẫu Rolex đầu tiên có các mối nối chắc chắn.
Sea-Dweller ref. 16600 vẫn được sản xuất cho đến năm 2008. Cho đến năm 1998, Rolex đã sử dụng tritium trên mặt số và lum trên bọ kim. Từ năm 1998 trở đi, chất phát quang này được thay thế bằng SuperLumiNova. Nếu bạn muốn biết liệu một chiếc ref. 16600 có Tritium trên mặt số hay không thì có thể để ý dòng chữ “SWISS-T <25” bên dưới góc 6 giờ. Đối với các phiên bản SuperLumiNova sau này, Rolex đã sử dụng dòng chữ “SWISS” và sau đó là “SWISS MADE.”
Bên trong bộ vỏ 40mm, Rolex đã sử dụng bộ máy tự động huyền thoại Calibre 3135. Bộ máy này đã trở thành một trong những bộ máy nổi tiếng nhất của thương hiệu. 3135 hoạt động ở tốc độ 28.800vph và có khả năng dự trữ năng lượng trong 48 giờ. Như hầu hết các bạn đều biết, Rolex đã sử dụng bộ máy trong gần 30 năm trước khi thay thế bằng bộ máy Calibre 3235 vào năm 2015.
Sự ra đời của Sea-Dweller đi đôi với sự ra đời của chiếc Submariner Date ref. 16610. Vì có nhiều mẫu đồng hồ tuyệt vời khác từ những năm 1980 để thảo luận, những chắc chắn Sea-Dweller đại diện cho cả hai chiếc đồng hồ lặn Rolex nổi tiếng trong danh sách này.
Để tìm một chiếc Sea-Dweller 16600 trên thị trường không quá khó. Sự lựa chọn lớn nhất bạn là bạn thích Tritium hay SuperLumiNova. Giá của mẫu ref.16600 bắt đầu từ khoảng 8000 USD và dao động lên đến 12.000 USD tùy thuộc vào tình trạng đồng hồ.
Tiếp tục là chiếc đồng hồ thể thao Rolex GMT Master II thế hệ đầu tiên mang mã ref. 16760 được giới thiệu vào năm 1983 và còn được gọi là “The Fat Lady”. Một số người còn gọi chiếc đồng hồ là “Sophia Loren”. Rolex đã quyết định cải tiến mẫu GMT-Master và trang bị cho đồng hồ bộ máy Calibre 3085 từng được sử dụng cho Explorer II cũng như GMT-Master II mới. Do đó, GMT-Master có bộ vỏ dày hơn với các bộ phận bảo vệ núm bặn dày hơn. Bên cạnh đó, chiếc đồng hồ còn được trang bị một tinh thể sapphire.
Tuy nhiên, thay đổi bắt mắt nhất so với GMT-Master là sự ra đời của vành bezel “Coke”. Phần vành bezel bằng nhôm có màu đỏ và đen với màu đen cho giờ buổi tối và màu đỏ cho giờ ban ngày. Sự kết hợp màu sắc này khá phù hợp với mặt số màu đen khi giúp cân bằng thị giác đáng kể.
Phải nói rằng, thiết kế và kích thước vỏ được cập nhật đã tạo nên diện mạo mới cho chiếc đồng hồ GMT-Master cổ điển tuyệt vời. Với chức năng bổ sung của kim GMT có thể điều chỉnh độc lập, GMT-Master II thế hệ đầu tiên vẫn là chiếc đồng hồ để đeo hàng ngày tuyệt vời. Thật khó tin rằng lượt mẫu 16760 đầu tiên đã được phát hành gần bốn thập kỷ trước, khiến GMT-Master II trở thành chiếc Rolex cổ điển, nhưng vẫn mang lại cảm giác rất hiện đại.
“Fat Lady” chỉ được sản xuất cho đến năm 1989, khi Rolex cập nhật GMT-Master II với bộ máy mới. Do bộ máy mỏng hơn, Rolex cũng sử dụng vỏ mỏng hơn cho chiếc ref. 16710 kế nhiệm chiếc GMT-Master II đầu tiên. Chiếc GMT-Master II ref. 16760 khá dễ tìm và chúng không phải là mẫu Rolex cổ điển đắt nhất. Tùy theo tình trạng đồng hồ mà bạn có thể tìm được một chiếc trong khoảng từ 9000 USD đến 16.000 USD.
Một trong những chiếc đồng hồ Rolex cổ điển được nhiều người yêu thích là chiếc Explorer II ref 1655. Rolex đã sản xuất Explorer II ref. 1655 từ năm 1971 đến năm 1985 và thay thế bằng mẫu Explorer II ref. 16550 mới. Rolex chỉ sản xuất mã tham chiếu này trong ba năm ngắn ngủi. Nhưng chính mẫu đồng hồ này đã định hình chiếc Explorer II như chúng ta biết ngày nay.
Explorer II mới về cơ bản là một chiếc đồng hồ hoàn toàn mới. Đầu tiên, Rolex quyết định tăng kích thước vỏ đồng hồ từ 38mm lên 40mm và trang bị cho đồng hồ mặt kính sapphire. Bên cạnh đó, mặt số và khung bezel được thiết kế lại hoàn toàn. Mặt số được đơn giản hóa để dễ đọc hơn.
Ngoài ra, thiết kế mới phù hợp hơn với mặt số của các mẫu thể thao Rolex khác có kim kiểu Mercedes và sự kết hợp của các vạch chỉ giờ bằng vàng trắng phủ đầy chất phát quang hình tam giác, hình tròn và hình chữ nhật. Thang đo 24 giờ trên vành bezel có các chữ số lớn hơn cho các giờ chẵn và các giờ lẻ được biểu thị bằng hình tam giác ngược. Một thay đổi khác là kim GMT màu đỏ mỏng hơn và dài hơn.
Bên trong bộ vỏ thép 40mm, Rolex đã trang bị cho đồng hồ bộ máy Calibre 3085. Bộ máy hoạt động ở tốc độ 28.800vph và có khả năng dự trữ năng lượng trong 48 giờ. Đây cũng là bộ máy đầu tiên có kim GMT có thể điều chỉnh độc lập. Do đó, chiếc đồng hồ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều trong mắt những người ưa đi du lịch.
Explorer II thường đi kèm với lựa chọn mặt số màu trắng hoặc đen. Tuy nhiên, mẫu đồng hồ nổi bật nhất lại là mặt số màu trắng phiên bản “Polar”. Rolex đã sử dụng một lớp sơn trắng thay đổi màu theo thời gian thành màu kem tuyệt đẹp.
Ngoài ra, các phiên bản đầu tiên của ref 16550 có lớp sơn đen với một "khiếm khuyết nhỏ" khiến nó bị nứt và tạo ra mặt số “Spider” nổi tiếng. Tuy nhiên, việc chạm tay vào những chiếc đồng hồ này không dễ dàng vì những khiếm khuyết này càng làm tăng thêm giá trị. Bạn có thể tìm thấy một chiếc Explorer II. 16550 bắt đầu từ khoảng 9000 USD. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một phiên bản có mặt số màu kem đổi màu, thì bạn sẽ cần bỏ ra từ 18000 USD - 30000 USD.
Rolex Cosmograph Daytona ref. 16520 là một trong những mẫu Daytona quan trọng nhất từng được sản xuất. Chiếc đồng hồ này thường được hầu hết những người đam mê đồng hồ biết đến với cái tên “Zenith Daytona”. Rolex đã ngừng sản xuất Daytona lên dây bằng tay vào cuối những năm 80. Các mẫu cuối cùng được sản xuất là mẫu ref 6263 và ref 6265 đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên. Khi Rolex giới thiệu Daytona ref. 16520 năm 1988, đây hoàn toàn là chiếc đồng hồ hoàn toàn mới.
Ref. 16520 là chiếc Daytona tự động đầu tiên có vỏ 39mm lớn hơn, được cải tiến phần khung và mặt số, dây đeo và bộ máy mới. Cùng với chiếc Rolex 16520 từ thép không gỉ, Rolex cũng giới thiệu Daytona ref.16523 bằng thép và vàng hai tông màu và ref. 16528 bằng vàng vàng.
Sự thay đổi đáng chú ý nhất trên chiếc đồng hồ này phải kể đến bộ máy Calibre 4030. Không chỉ bởi vì đây là bộ máy chronograph tự động, mà Rolex đã lấy những bộ máy bên ngoài từ Zenith. Rolex đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hồi sinh bộ máy El Primero nổi tiếng bằng cách sử dụng trên chiếc Daytona.
Nhưng Rolex đã sửa đổi bộ máy El Primero tiêu chuẩn để phù hợp với các tiêu chuẩn hoạt động của thương hiệu. Đầu tiên, tần số dao động được giảm từ 36.600vph xuống 28.800vph để giảm thiểu hao mòn. Thứ hai, chức năng ngày tháng đã bị loại bỏ. Thứ ba, hệ thống bộ thoát đã được sửa đổi với bánh xe cân bằng Glucydur và dây tóc phẳng nguyên bản đã được loại bỏ và thay thế bằng dây tóc với Breguet overcoil.
Trong quá trình sản xuất cho đến năm 2000, Rolex đã sản xuất một số biến thể mặt số và 3 biến thể vành bezel khác nhau. Giá của những chiếc “Zenith Daytona” khá đắt đỏ khi bắt đầu từ khoảng 20.000 USD và tăng lên mức trên 125.000 USD cho phiên bản “Mặt số bằng sứ” hiếm có.
Trên đây chỉ là một số mẫu đồng hồ Rolex nổi bật nhất ra đời vào khoảng những năm 1980. Còn đó rất nhiều chiếc đồng hồ thú vị khác, chẳng hạn như Rolex Day-Date ref. 18238. Việc tìm hiểu và khám phá các mẫu Rolex cổ điển giúp chúng ta phần nào hiểu thêm về lịch sử phong phú của thương hiệu này hơn.
XEM THÊM:
Nguồn: https://bossluxurywatch.vn/
Bài viết xem nhiều
Bài viết cùng chuyên mục
Bài viết mới
Tin tức liên quan
Luôn trung thành với sự độc đáo và khéo léo của vị phi công lỗi lạc, năm nay Cartier tiếp tục cuộc phiêu lưu ấy…
Với sự ra mắt của Royal Oak Concept Flying Tourbillon kích thước 44mm này, lần đầu tiên bộ vỏ titan của chiếc đồng hồ phức…
Trong năm 2024, Richard Mille tiếp tục mang đến cho giới mộ điêu 2 phiên bản mới được tạo nên từ chất liệu Quartz TPT…
Chiếc đồng hồ Rm 027 Tourbillon ra mắt vào năm 2010 đánh đấu sự hợp tác giữa Richard Mille và tay vợt hàng đầu thế…
Louis Vuitton lần đầu tiên giới thiệu phiên bản Escale có thiết kế ba kim để chỉ giờ-phút-giây, mẫu đồng hồ được trang bị bộ…
Coppyright © 2019 Boss Luxury Watch. All rights reserved. Designed by Tech5S