01/11/19    3301
Doanh số bán ra toàn cầu của lĩnh vực thời trang đạt 300 tỷ USD/năm, thế nhưng hầu hết các hãng này đều thuộc sở hữu của một vài tập đoàn.
Louis Vuitton, Hublot, Bvlgari, Dior, Fendi, Gucci,.. Có hàng trăm cái tên trong ngành công nghiệp thời trang xa xỉ mà chỉ nghe thôi đã khiến những người mê cái đẹp thấy phấn khích. Các nhãn hiệu có những phong cách riêng biệt đặc trưng và có những fan hâm mộ riêng. Thế nhưng, hơn một nửa những cái tên được nhắc đến này lại nằm trong tầm kiểm soát của top 6 tập đoàn xa xỉ lớn nhất toàn cầu là LVMH, Kering, Richemont, Puig, Labelux và OTB.
Top 6 tập đoàn lớn thâu tóm ngành thời trang xa xỉ nổi tiếng toàn cầu
LVMH, Tập đoàn châu Âu của tỷ phú Pháp Bernard Arnault, ông trùm của những thương hiệu thời trang và phụ kiện nổi tiếng bao gồm Hublot, Tag Heuer, Zenith, Bvlgari..., đang tìm cách tính đến việc lấn vào thị trường tại Mỹ. Theo đó, hãng kim hoàn Tiffany, biểu tượng ngành trang sức Mỹ, sẽ là một nước cờ tốt trong cuộc chiến hàng xa xỉ.
LVMH nắm trong tay nhiều nhãn hàng nổi tiếng trong đó có mảng đồng hồ và trang sức
Bên phía Tiffany, mấy năm trở lại đây đang chật vật với việc doanh thu giảm cùng với khó khăn khi lôi kéo người tiêu dùng trẻ tuổi. Thống kê cho thấy chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của hãng này giảm tới 3%. Đối với các nhãn hàng hiện nay, đứng độc lập khi nền kinh tế biến động bởi thương chiến Mỹ - Trung và mức nhu cầu tiêu dùng giảm chưa bao giờ là dễ dàng. Điều này có thể lý giải vì sao việc "ngã" vào vòng tay của một tập đoàn lớn cũng không quá đáng ngạc nhiên.
Tiffany là biểu tượng của ngành trang sức Mỹ
Mấy năm trở lại đây, một xu thế rộ lên trong thị trường xa xỉ, đó là một vài tập đoàn lớn tìm mọi cách để thu mua lại những thương hiệu trong ngành thời trang xa xỉ. Chỉ trừ ra Hermes và Chanel có thể cố gắng bám trụ độc lập, đa số các hãng khác đã nằm trong tay của 2 tập đoàn LVMH hay Kering.
Kering sở hữu cho mình 4 lĩnh vực: thời trang & đồ da, đồng hồ, trang sức, thể thao đường phố
Một khi đã đứng độc lập, những khó khăn, thử thách như vấn đề ngân sách, nguồn cung hàng hóa và thị trường hay tự chi tiền cho marketing là không thể tránh khỏi. Có thể, thuộc về một tập đoàn lớn sẽ là giải pháp tốt để thương hiệu vẫn phát triển và trụ lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động như hiện nay.
XEM THÊM
Tập đoàn lớn LVMH muốn thâu tóm Tiffany với giá 14,5 tỷ USD
Nguồn: BossLuxuryWatch.vn
Bài viết xem nhiều
Bài viết cùng chuyên mục
Bài viết mới
Tin tức liên quan
Richard Mille bắt tay Ferrari, ra mắt RM 43-01 lấy cảm hứng từ động cơ SF90, giá từ 1,3 triệu USD.
Madam Pang - Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan - sở hữu nhiều đồng hồ Patek Philippe, Richard Mille,... với tổng giá trị…
Tròn một năm trước thềm khai mạc Thế vận hội mùa đông 2026, Omega trình làng phiên bản Seamaster sang trọng, song không được lòng…
Trong ngành chế tác đồng hồ luôn đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trong vài năm…
Với doanh thu ước tính 11,6 tỷ USD, chiếm tới 32 % thị phần thì thương hiệu đồng hồ Rolex tiếp tục khẳng định vị…
9 năm sau kiệt tác đồng hồ quả quýt Reference 57260, Vacheron Constantin trở lại với Les Cabinotiers The Berkley Grand Complication kèm 63 chức…
Coppyright © 2019 Boss Luxury Watch. All rights reserved. Designed by Tech5S