0889.60.60.60
Tại sao đồng hồ lặn cần van thoát khí Heli?

22/08/21    1914

Tại sao đồng hồ lặn cần van thoát khí Heli?

Từ lâu, con người đã có mơ ước chinh phục đáy biển sâu, khám phá thế giới cùng những câu chuyện huyền bí ẩn dưới lòng đại dương. Và để có thể biến giấc mơ chinh phục đại dương bao la thì con người đã luôn không ngừng nỗ lực, tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra những thiết bị công nghệ hiện đại nhất phục vụ công cuộc khám phá biển khơi.

Trong số những vật dụng đồng hành cùng các thợ lặn biển sâu thì không thể thiếu đi một chiếc đồng hồ. Tuy nhiên, giống như mọi thứ khác, đồng hồ cũng gặp phải nhiều thách thức và giới hạn khi ở đáy biển sâu.

Khi thợ lặn xuống nơi ở độ sâu lớn, có nghĩa là con người bão hòa hoạt động trong môi trường có áp suất cao và chứa nhiều khí Heli. Vì nguyên tử Heli là những phần tử khí tự nhiên nhỏ nhất, chúng có thể vượt qua các vòng đệm có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của các phân tử lớn hơn như nước và khuếch tán vào đồng hồ. Khi giải nén, sự chênh lệch áp suất sẽ hình thành khí bị mắc kẹt bên trong vỏ đồng hồ. Tùy thuộc vào cấu tạo của vỏ đồng hồ và mặt kính, tác động này có thể gây ra hư hỏng cho đồng hồ, chẳng hạn như mặt kính có thể bị vỡ vì đồng hồ lặn được thiết kế chủ yếu để chịu áp lực bên ngoài. Vậy nên, một giải pháp là vô cùng cần thiết đối với đồng hồ lặn.

 Rolex Sea-Dweller mã tham chiếu 126660

Một số nhà sản xuất đồng hồ đã giải quyết vấn đề này bằng cách đơn giản là làm cho vỏ đủ mạnh để chịu được áp suất bên trong, thế nhưng Rolex và Doxa SA đã thực sự đưa ra một giải pháp tốt nhất bằng cách tạo ra van thoát khí Heli vào những năm 1960 (được giới thiệu lần đầu trong Rolex Submariner / Sea-Dweller và Doxa Conquistador): Một van một chiều nhỏ, có lò xo được lắp trong vỏ đồng hồ sẽ mở ra khi chênh lệch giữa áp suất bên trong và bên ngoài đạt đến mức đủ để thắng lực lò xo. Nhờ đó, van giải phóng các khí bị mắc kẹt bên trong vỏ đồng hồ trong quá trình giải nén, tránh làm hỏng đồng hồ.

Van thoát khí Heli trên đồng hồ Rolex

Van xả khí Heli tự động thường không cần bất kỳ thao tác thủ công nào, nhưng một số được hỗ trợ bởi núm vặn vặn ở mặt bên của đồng hồ, được tháo vặn khi bắt đầu giải nén để cho phép van hoạt động.

Một trong những dòng đồng hồ đầu tiên được trang bị van khí Heli là Sea-Dweller. Đồng hồ có một van thoát khí Heli được tích hợp vào bên trái của vỏ máy. Cùng với khả năng chống nước được cải thiện ở độ sâu 610 m (2.000 ft) và không có ống kính Cyclops, đây là một trong những tính năng quan trọng nhất của Sea-Dweller. Mẫu đầu tiên của đồng hồ lặn chuyên nghiệp này mang số tham chiếu 1665. Nhờ dòng chữ “SEA-DWELLER SUBMARINER 2000” màu đỏ, chiếc đồng hồ này còn có biệt danh là “Double Red”. Chiếc đồng hồ lặn chuyên nghiệp đời đầu này được săn đón nhiều và đòi hỏi mức giá cực cao hiện nay.

Như đã nói ở trên, Rolex Sea-Dweller nói trên là chiếc đồng hồ lặn đầu tiên có van thoát khí Heli. Mẫu đồng hồ Sea-Dweller hiện tại có mã tham chiếu 12603 được ra mắt lần đầu tiên tại triển lãm Basewolrd 2019 và mã tham chiếu 126600 được ra mắt lần đầu vào năm 2017 để kỷ niệm 50 năm thành lập chiếc đồng hồ lặn.

Rolex Sea-Dweller mã tham chiếu 126600 ra mắt lần đầu vào năm 2017

Cả hai mã tham chiếu này đều có đường kính vỏ 43 mm. Hơn nữa, vỏ của nó có khả năng chống nước ở độ sâu 1.220 m (120 bar, 4.000 ft). Cung cấp năng lượng cho đồng hồ đều là bộ máy in-house caliber 3235 với bộ thoát Chronergy được cấp bằng sáng chế và đặc biệt hiệu quả cũng là một tính năng mới và cung cấp cho chiếc đồng hồ này khả năng dự trữ năng lượng trong 70 giờ. Cũng không có gì ngạc nhiên khi Sea-Dweller này được chứng nhận là “Superlative Chronometer”, có nghĩa là nó chỉ sai lệch +/- 2 giây / ngày.

Rolex Sea-Dweller mã tham chiếu 12603 được ra lần đầu tiên mắt tại Basewolrd 2019

Ngoài những điểm chung trên thì hai mẫu đồng hồ mẫu đồng Sea-Dweller này có một điểm khác biệt lớn đó chính là chất liệu chế tác. Nếu như phiên bản Sea-Dweller 2017 có lớp vỏ và dây đeo Oyster bằng thép không gỉ thì phiên bản Sea-Dweller 2019 lại được kết hợp cả hai tông màu (thép không gỉ và vàng 18k).

Trên đây là những chia sẻ của Boss Luxury về lý do tại sao đồng hồ lặn lại cần van thoát khí Heli. Mong rằng bài vết này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về đồng hồ lặn. Hãy thường xuyên truy cập website http://bossluxurywatch.vn để không bỏ lỡ bất kì tin tức hữu ích nào về thế giới đồng hồ cao cấp nhé!

Nguồn: https://bossluxurywatch.vn/

Chia sẻ:

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

Louis Vuitton ra mắt đồng hồ Escale mới nhân dịp kỷ niệm 10 năm 01/07/24 186

Louis Vuitton ra mắt đồng hồ Escale mới nhân dịp kỷ niệm 10 năm

Louis Vuitton lần đầu tiên giới thiệu phiên bản Escale có thiết kế ba kim để chỉ giờ-phút-giây, mẫu đồng hồ được trang bị bộ…

Hublot bắt tay với nghệ sĩ Arsham Droplet tạo ra chiếc đồng hồ bỏ túi mới 01/07/24 174

Hublot bắt tay với nghệ sĩ Arsham Droplet tạo ra chiếc đồng hồ bỏ túi mới

Hublot là một trong những thương hiệu nổi tiếng với việc đi đầu trong cuộc cách mạng đổi mới và sáng tạo trong ngành sản…

RM S14 Talisman Origine: Điểm nhấn của thương hiệu Richard Mille 30/06/24 195

RM S14 Talisman Origine: Điểm nhấn của thương hiệu Richard Mille

Năm nay, với sự ra mắt của chiếc đồng hồ RM S14 Talisman Origine đã tạo niên một điểm nhấn nổi bật của thương hiệu…

Chopard Imperiale nâng tầm nghệ thuật chế tác thủ công 14/05/24 660

Chopard Imperiale nâng tầm nghệ thuật chế tác thủ công

Những chiếc đồng hồ đeo tay đối với những quý cô, quý bà sành điệu không chỉ là cỗ máy hiển thị thời gian mà còn…

Piaget ra mắt đồng hồ Tourbillon đính ngọc lục bảo 30/04/24 921

Piaget ra mắt đồng hồ Tourbillon đính ngọc lục bảo

Đồng hồ Polo Emperador ghi dấu ấn khi kết hợp giữa ngọc lục bảo cỡ lớn và kim cương với bộ máy tourbillon lộ cơ…

Vacheron Constantin Overseas quartz 33mm 29/04/24 893

Vacheron Constantin Overseas quartz 33mm

Bộ sưu tập Overseas được thiết kế để phản ánh tinh thần này, với vẻ thanh lịch được tô điểm bằng sự mạnh mẽ, sự…

hotline0889.60.60.60hotline0888.06.06.06
ZaloZaloMessengerMessenger