19/09/21    2989
Trong bài viết này, Boss Luxury sẽ cùng bạn điểm qua 10 mẫu đồng hồ Rolex quan trọng nhất trong lịch sử của thương hiệu,được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Bất chấp những nỗ lực trước đó về việc đặt một chiếc đồng hồ đeo tay hoàn thiện bên trong bộ vỏ chống nước thứ hai. Phải đến năm 1926, Rolex mới hiện thực hóa được điều đó trên chiếc Oyster. Lần đầu tiên được trưng bày bên trong bể cá ở cửa hàng bách hóa Selfridges nổi tiếng ở London, Rolex Oyster đã thu hút rất nhiều khách hàng khi có thể hoạt động hoàn hảo dưới nước.
Vào năm 1927, Rolex Oyster đã vượt qua kênh đào Anh cùng tay bơi trẻ tuổi người Anh tên là Mercedes Gleitze. Cuộc bơi kéo dài hơn 10 tiếng và chiếc đồng hồ vẫn trong tình trạng hoạt động hoàn hảo vào cuối cuộc bơi. Những “phù thủy” marketing của hãng cùng nhà sáng lập Rolex Hans Wilsdorf đã nhanh chóng sử dụng hình ảnh này để quảng cáo đồng hồ một cách mạnh mẽ.
Oyster có ba tính năng cải tiến đảm bảo khả năng chống thấm nước vượt trội: một mặt sau có vặn vít, một viên pha lê được vặn vào đúng vị trí với vành bezel khía và một núm vặn vặn sâu xuống bộ vỏ. Mặc dù Rolex kể từ đó đã thay thế khung bezel, nhưng đường viền của khung bezel ban đầu đó vẫn là một nét thẩm mỹ quan trọng của những chiếc Rolex hiện đại, đặc biệt là Datejust và Day-Date.
Cơ chế ngày đã được đưa vào đồng hồ vào đầu thế kỷ 20, nhưng những cơ chế đó khiến bánh xe ngày mất nhiều giờ để thay đổi. Trong khi đó chiếc Datejust của Rolex sở hữu cơ chế thay đổi ngày "ngay trước nửa đêm" và chính điều này khiến chiếc đồng hồ trở nên nổi tiếng. Dù bằng cách nào, Datejust thay đổi màn hình hiển thị ngày gần như ngay lập tức vào khoảng nửa đêm, đây được xem là sự đổi mới hấp dẫn người tiêu dùng vào thời đó.
Datejust đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong nhiều thập kỷ, nhưng về cơ bản vẫn là một chiếc đồng hồ có vẻ ngoài có thể nhận biết ngay lập tức. Nhiều người cho rằng vành bezel dạng khía của Datejust và kính lúp cửa sổ ngày thường được gọi là "cyclops" là những tính năng mang tính biểu tượng nhất. Cho đến nay, Datejust vẫn đại diện cho bản chất của Rolex ở chỗ kết hợp các cải tiến kỹ thuật, độ chắc chắn và phong cách vượt thời gian theo tỷ lệ khá "vừa phải".
Mặc dù các bằng sáng chế cho rotor lên dây tự động của bộ máy đồng hồ đã có từ những năm 1800, nhưng Rolex đã cấp bằng sáng chế cho một phiên bản cải tiến vào năm 1931. Điều thú vị là phải đến năm 1950, công ty mới phát hành cỗ máy thời gian Oyster Perpetual nổi tiếng - là sự kết hợp của vỏ "Oyster" chống thấm nước, và bộ máy "Perpetual" để lên dây tự động. Những chiếc đồng hồ này yêu cầu mặt sau của vỏ phải khá sâu, do đó biệt danh được đặt cho những chiếc OP đời đầu này: "bubbleback".
Một tính năng kỹ thuật quan trọng của Rolex perpetual rotor là khả năng xoay 360 độ xung quanh, thay vì khoảng 200 độ theo chuyển động tới lui, chạm vào nút chặn có lò xo theo cả hai hướng. Mặc dù ban đầu nó chỉ được lên cót theo một hướng, cơ chế của Rolex trung bình lưu trữ nhiều năng lượng hơn so với các bộ máy được điều khiển bằng bộ máy tự động lọc cọc và hệ thống dây tóc. Cùng với đó là khả năng cung cấp năng lượng dự trữ khoảng 35 giờ, một thông số kỹ thuật đáng nể ngay cả ngày nay đối với các bộ máy lên dây tự động cơ học.
Vào giữa những năm 1950, Rolex đã bổ sung vào gia đình Oyster Perpetual chiếc "Air-King" và "Explorer" cho những người đam mê hàng không và leo núi. Tuy nhiên, những chiếc đồng hồ này về cơ bản khá giống với chiếc OP ban đầu. Ngày nay, bạn có thể mua một chiếc Rolex Oyster Perpetual hoàn toàn mới với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau, và nó vẫn là một trong những chiếc đồng hồ thể thao cổ điển và thiết yếu nhất từng được tạo ra.
Blancpain là hãng đầu tiên phát hành chiếc đồng hồ lặn với vành bezel xoay. Tuy nhiên, Rolex Submariner đã được sản xuất liên tục kể từ năm 1953, được cải tiến từng bước và dần trở thành một biểu tượng lẫy lừng nhất trong lịch sử Rolex. Cho dù là mẫu cổ điển hay mới tinh, Submariner vẫn là chiếc đồng hồ dễ nhận biết và đáng mơ ước nhất mọi thời đại.
Rolex Oyster Perpetual là cơ sở thiết kế cho Submariner, cung cấp khả năng chống thấm nước và bộ máy lên dây tự động. Nhưng chính vành bezel xoay và hệ thống gioăng được cải tiến đã tạo nên sự khác biệt cho Sub và khiến đồng hồ trở nên hữu ích cho các thợ lặn. Vào những năm 1980, Rolex đã sản xuất phiên bản hai tông màu và vàng nguyên khối. Cho đến nay, Submarine vẫn liên tục phát triển và được nhiều nhà sưu tầm ưa chuộng.
Khi hãng hàng không Pan-American Airlines độc quyền ngắn hạn các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương sau Thế chiến thứ hai, hãng hàng không đã yêu cầu Rolex chế tạo một chiếc đồng hồ dành cho phi công có thể quản lý nhiều múi giờ. GMT Master là câu trả lời của Rolex. Với kim giờ 24 giờ được thêm vào bộ kim trung tâm và vành bezel 24 giờ cố định, các phi công giờ đây có thể theo dõi giờ địa phương cũng như giờ GMT. Tất cả tính năng này được đặt trên bộ vỏ Oyster và bao gồm kính lúp ngày "cyclops". GMT Master nhanh chóng trở nên phổ biến với những du khách thế giới, nhưng chiếc đồng hồ này vẫn chưa có sẵn trên thị trường thương mại cho đến những năm 1960 khi đồng hồ công cụ ngày càng trở nên phổ biến để đeo hàng ngày.
Năm 1989, Rolex phát hành GMT Master II với bộ máy mới và bộ vỏ mỏng hơn, và vào năm 2007, GMT Master thế hệ thứ ba được phát hành với vành bezel gốm và bộ máy thậm chí còn cao cấp hơn. Dù không có được sự nổi tiếng như Sub hay Daytona, GMT Master vẫn là một sản phẩm yêu thích của người hâm mộ.
Rolex Milgauss dường như không được chú ý đến nhiều trong danh mục Rolex, có lẽ vì mục đích chế tạo ban đầu của chiếc đồng hồ này là dành cho những nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, Milgauss - viết tắt của 1.000 gauss, là một kỳ công kỹ thuật xứng đáng nhận được nhiều hơn thế. Đây là một trong số ít các mẫu Rolex đã ngừng sản xuất (năm 1988), và đã trở lại lợi hại hơn với kích thước lớn hơn vào năm 2007. Cùng với đó là bộ vỏ được cập nhật và kim giây hình tia chớp.
Rolex đã sử dụng các bộ máy chronograph của bên thứ 3 vào vỏ Oyster từ những năm 1940, và chiếc đồng hồ chronograph lớn hơn, hiện đại hơn với kim chỉ nam (còn được gọi là "pre-Daytona" ref. 6238) đã ra đời từ đầu những năm 1960. Nhưng khi Rolex bắt đầu tài trợ cho các cuộc đua mô tô tại đường đua bên bờ biển ở Daytona, Florida vào năm 1962, họ đã quyết định sử dụng từ "Daytona" nổi tiếng đó lên chiếc đồng hồ chronograph Cosmograph của mình một năm sau đó và khai sinh ra một huyền thoại mới.
Daytona không phải là những chiếc đồng hồ đắt tiền với giá khoảng 400 USD vào thời điểm đó, nhưng mẫu Daytona của Paul Newman đã được bán đấu giá với giá 17,2 triệu USD vào năm 2017, và liên tục nằm trong danh sách những chiếc đồng hồ đeo tay đắt nhất từng được bán. Kể từ đó, những chiếc đồng hồ này đã trở được chế tác từ nhiều loại kim loại, nhưng ngày nay, chiếc Daytona bằng thép đặc biệt được săn đón và có giá cả khá đắt đỏ.
Năm 1965: Rolex Day-Date (hay "President")
Ra mắt năm 1965, Day-Date là chiếc đồng hồ chronometer không thấm nước, tự động lên dây cót đầu tiên với màn hình hiển thị ngày và thứ tức thời. Vào thời điểm đó, Day-Date được xem là một trong những chiếc đồng hồ phức tạp và đã tô điểm cho cổ tay của nhiều Tổng thống Hoa Kỳ như JFK, Ronald Regan hơn bất kỳ chiếc đồng hồ nào khác, do đó mà có thêm biệt danh: President. Dây đeo President cũng rất đặc biệt, là dây đeo chuẩn cho dòng Day-Date, với 3 dải mối nối, ngắn hơn Oyster nhưng dài và to hơn Jubilee.
Submariner là một chiếc đồng hồ SCUBA tuyệt vời, nhưng Sea-Dweller mới là chiếc đồng hồ sẵn sàng cho các cuộc lặn sâu và lâu dài cho các thợ lặn chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu và nhà thám hiểm. Khi mới ra mắt vào năm 1967, đồng hồ có khả năng duy trì áp suất ở độ sâu 1.220 mét. Vào năm 2007, Sea-Dweller được nâng cấp khẳ năng chống nước lên đến 3.900 mét, trở thành chiếc đồng hồ lặn sâu nhất trên thế giới.
Trên cổ tay, Sea-Dweller trông giống như một chiếc Submariner được nâng cấp. Đối với một số người, chiếc đồng hồ trông lớn hơn, dày hơn này mang một sự tự tin đầy hấp dẫn, trong khi khả năng lặn sâu lại cho thấy sự khéo léo của con người trong những tuyệt tác này. Có lẽ quan trọng nhất, Sea-Dweller phản ánh cam kết của Rolex đối với việc nghiên cứu đại dương mà thương hiệu này tài trợ mạnh mẽ thông qua các sáng kiến khoa học khác nhau của mình.
Gây ấn tượng với bộ vỏ 42mm, vành bezel bằng vàng sáng bóng cùng cách bố trí mặt số lạ mắt Rolex Sky Dweller mang tới phong cách khá táo bạo và tự tin. Chiếc đồng hồ này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Rolex vì đại diện cho một trong những giá trị tốt nhất về một chiếc đồng hồ phức tạp đáng kể trên thị trường hiện nay của Rolex.
Bên trong bộ vỏ Oyster này (có khả năng chịu nước đến 100m) là bộ máy 9002, được trang bị những tính năng phức tạp của đồng hồ hiện đại: Bộ máy tự động lên dây cót, lịch thường niên thông minh sử dụng 12 điểm đánh dấu xung quanh mặt số để biểu thị tháng và ô cửa sổ truyền thống (với kính lúp "cyclops") để biểu thị ngày. Vòng thời gian 24 giờ lệch tâm hiển thị thời gian tham chiếu GMT và cũng đóng vai trò như một chỉ báo AM / PM. Hơn thế, việc cài đặt những tính năng này cũng thông minh không kém khi người dùng chỉ cần xoay vành bezel đến các vị trí khác nhau để chọn chức năng và sau đó sử dụng núm xoay để điều chỉnh chức năng đó.
Nguồn: https://bossluxurywatch.vn/
Bài viết xem nhiều
Bài viết cùng chuyên mục
Bài viết mới
Tin tức liên quan
Ẩn sau mỗi chiếc đồng hồ là một câu chuyện nghệ thuật hay một tác phẩm kinh điển.
Được giới hạn chỉ 150 chiếc, Ulysse Nardin Freak X Gumball 3000 Edition là cỗ máy tối thượng dành cho các tay chơi tốc độ.
Arnold & Son tiếp tục thăng hoa trong cuộc chơi chất liệu với phiên bản Double Tourbillon White Gold, Charoite Edition.
Lấy cảm hứng từ những kỷ lục đáng kinh ngạc của Novak Djokovic, Hublot trình làng chiếc đồng hồ phi thường lấy cảm hứng từ…
Cầu thủ Travis Kelce - bạn trai Taylor Swift - chuộng đồng hồ Rolex giá vài chục đến hàng trăm nghìn USD.
Piaget đưa tinh hoa hội họa của Andy Warhol vào chiếc đồng hồ cùng tên, lần đầu tích hợp bộ máy tự động và dịch…
Coppyright © 2019 Boss Luxury Watch. All rights reserved. Designed by Tech5S